Theo thống kê, hơn 80% các nhà máy có hoạt động sản xuất cần đến hệ thống khí nén. Hệ thống giúp tạo ra khí nén có lưu lượng và áp lực lớn, phục vụ nhu cầu sản xuất trong các nhà máy. Tùy theo từng lĩnh vực sản xuất mà trong đó sẽ có các yêu cầu riêng biệt khi sử dụng khí nén.
Hệ thống khí nén công nghiệp là gì?
Hệ thống khí nén công nghiệp là một hệ thống có khả năng lưu trữ năng lượng khí và được nén lại nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất hay hoạt động đời sống của con người. Hệ thống này có thể tạo ra nguồn năng lượng từ thiên nhiên, tích trữ chúng để sử dụng khi cần thiết. Hệ thống bao gồm nguồn và rất nhiều thiết bị được kết nối với nhau. nhằm cung cấp khí nén sạch phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong các ngành công nghiệp như in ấn, bao bì, thực phẩm, dệt may, gỗ,… Mỗi thiết bị trong hệ thống (máy nén khí, bình tích áp, máy sấy khí và hệ thống lọc) có vai trò và chức năng riêng.
Thi công lắp đặt hệ thống khí nén đúng tiêu chuẩn là 1 trong những cách giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, vận hành hiệu quả và đảm bảo an toàn cho công nhân trong nhà xưởng. TTME là nhà thầu thi công hệ thống khí nén nhà xưởng chuyên nghiệp với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, tận tình, đội kỹ thuật thi công luôn được đào tạo nâng cao tay nghề đảm bảo sẽ mang lại cho quý doanh nghiệp có được hệ thống khí nén đạt chuẩn.
Cấu tạo của hệ thống
Máy nén khí
Máy nén khí là trái tim của hệ thống, giúp tạo ra khí nén có lưu lượng và áp suất cao, phục vụ các nhu cầu sử dụng phía sau. Máy nén khí phổ biến có 2 loại là máy nén khí có dầu và máy nén khí không dầu.
Bình tích áp khí nén
Bình tích khí có tác dụng tích trữ áp lực giúp máy nén có khoảng thời gian hoạt động cần thiết để tạo khí nén. Khi bình tích có đủ lượng khí và áp suất thì máy nén sẽ dừng hẳn hoặc chạy ở chế độ không tải. Thể tích của bình chứa khí nén phụ thuộc vào công suất của máy nén và mức sử dụng của từng nhà máy. Bình tích còn có tác dụng tách một phần nước trong khí nén và giảm nhiệt độ trước khi dòng khí đến máy sấy.
Máy sấy khí
Máy sấy khí có tác dụng làm khô và tách nước ra khỏi khí nén. Có 2 loại máy sấy khí phổ biến là máy sấy khí hấp thụ và máy sấy khí tác nhân lạnh.
- Máy sấy khí hấp thụ: sử dụng vật chất hấp thụ nước, thường sử dụng trong các ngành thực phẩm, dược phẩm, sản xuất điện tử.
- Máy sấy khí tác nhân lạnh: sử dụng giàn nóng hoặc giản lạnh để tách nước và làm khô khí nén. Thường sử dụng trong các lĩnh vực không đòi hỏi cao về độ khô của khí nén.
Hệ thống lọc khí
Hệ thống lọc khí giúp lọc các chất cặn, tạp chất, hóa chất không mong muốn có trong khí nén. Phổ biến có 3 cấp lọc trong hệ thống lọc khí. Tùy theo nhu cầu sử dụng khí nén mà có thể sử dụng nhiều cấp lọc khí khác nhau.
- Cấp 1: Lọc tạp chất có kích thước lớn hơn 0,1 µm.
- Cấp 2: Lọc tạp chất có kích thước lớn hơn 0,01 µm.
- Cấp 3: Lọc tạp chất có kích thước lớn hơn 0,003 µm và khử mùi bằng than hoạt tính.
Vai trò và tác dụng của hệ thống khí nén trong công nghiệp
Với nền công nghiệp đang dần phát triển và mở rộng như hiện nay, hệ thống khí nén đang đóng một vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh đó là những yêu cầu ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng của hệ thống này.
1. Cơ khí, chế tạo
Trong các ngành sản xuất cơ khí, chế tạo hệ thống cung cấp khí nén cho các hoạt động máy móc như máy xịt rửa, máy bơm(phun, thổi khí), nén hút chân không, máy đánh bóng, siết xoắn, bắn đinh, mài, khoan, dập, đục, … Rất nhiều hoạt động cần đến hệ khí nén để cung cấp truyền động đến cho nhiều loại máy móc dụng cụ gia công sản xuất.
2. Thực phẩm, đồ uống
Khí nén để cung cấp truyền động đến các dây chuyền, dụng cụ khuấy chất lỏng, xục khí, thổi khí, tẩy rửa, vận chuyển vật liệu, hệ thống phun nước, đóng gói chân không, … Trong lĩnh vực thực phẩm, chất lượng khí nén có yêu cầu cao hơn do ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, sử dụng.
3. Dược phẩm
Trong sản xuất dược phẩm, hệ thống khí nén phục vụ cho các hoạt động như: khuấy chất lỏng, sục khí (oxy), pha trộn vật liệu, phun hòa trộn, phun khô, vận chuyển, làm khô và bay hơi chân không, …
4. Dệt may
Hệ khí nén cung cấp sử dụng cho các quá trình vệ sinhm làm ẩm, điều khiển máy, cẩu và nâng hàng.
5. Hóa chất
Tương tự dược phẩm, hệ khí nén trong ngành sản xuất hóa chất cũng được sử dụng cho các công tác như: khuấy trộn, pha lẫn, vệ sinh làm sạch(thổi, thông khí), điều khiển, vận chuyển hóa chất lỏng, đốt cháy, lọc chân không, phun sương, bơm, …
Yêu cầu khi lắp đặt hệ thống máy nén khí công nghiệp
- Khi lắp đặt hệ thống khí nén ta cần cung cấp một nguồn điện riêng cho hệ thống để đảm bảo hệ thống điện không bị quá tải.
- Dùng dây điện đạt chuẩn để tránh chập cháy ảnh hưởng đến sản xuất. Bạn nên lắp thêm tủ nguồn CB và cầu chì bảo vệ khi nối với máy. Đảm bảo an toàn, nên nối các bộ phận vào dây tiếp đất.
- Tỷ lệ nguồn ra và motor phải giống nhau.
- Đảm bảo đường dây điện được bảo vệ để tránh rò rỉ, giật điện và sự thông thoáng.
- Vận hành hệ thống khí nén công nghiệp, nhà xưởng an toàn.
- Nhân viên kỹ thuật vận hành máy phải cho chứng nhận nghề hoặc được đào tạo tại các lớp kỹ thuật… Và cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ở cuống catalogue đi kèm với máy.
- Chỉ được vận hành máy đúng mức áp suất ghi trên máy.
- Khi kiểm tra, vệ sinh, sửa chữa hay bảo dưỡng cần tắt nguồn điện và xả hết khí nén, nên có các cảnh báo để tránh những tai nạn khi mở máy.
- Có bảng theo dõi hoạt động của máy theo từng ngày để đảm bảo phát hiện lỗi kịp thời.
- Không chạm tay hay lấy dụng cụ chạm vào những phần đang hoạt động của máy để đảm bảo an toàn. Kiểm tra và đóng hết các cửa trước khi chạy máy.
- Không được thay đối cấu trúc/cấu tạo của thiết bị khí nén và tuân thủ quy trình điều khiển của nhà sản xuất.
Để lắp đặt hệ thống máy nén khí chuẩn cần tính toán trước khối lượng công việc cần làm, thiết bị cần lắp đặt và mức độ cung cấp khí nén đáp ứng nhu cầu sản xuất. Hãy đến với TTME để được tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống khí nén an toàn và vận hành hiệu quả nhất.