Thiết kế – lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng

93 lượt xem

Các công trình nhà xưởng với khối lượng máy móc lớn vận hành liên tục thì sẽ sinh ra nhiệt lượng cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến đội ngũ nhân sự, hiệu suất, chất lượng sản phẩm làm ra của nhà xưởng. Đó là lý do các giải pháp hạ nhiệt tích cực như hệ thống thông gió nhà xưởng được yêu thích ứng dụng.

Hệ thống thông gió nhà xưởng là gì?

Hệ thống thông gió làm mát nhà xưởng là sự kết hợp giữa hệ thống làm mát và hệ thống thông gió tạo thành, giúp tiết kiệm điện tối đa. Theo chuyên môn thì hệ thống này là kết quả của sự kết hợp quạt hút công nghiệp và tấm làm mát Cooling pad ( tấm trao đổi nhiệt ). Sự kết hợp này sẽ làm cho giá thành của hệ thống thông gió làm mát rẻ hơn nhưng hiệu suất làm mát không giảm, hệ thống làm mát này giúp giảm từ khoảng 5 độ C tới 8 độ C trong nhà xưởng.

Đặc điểm của hệ thống thông gió làm mát nhà xưởng

  • Hệ thống thông gió và hệ thống làm mát kết hợp đảm bảo được tính chất sạch của không khí khi luồng không khí trong nhà xưởng được hút cưỡng bức ra khỏi nhà xưởng, thay thế bằng lượng không khí mới được đưa vào xưởng qua tấm trao đổi nhiệt Cooling pad từ đó có thể đảm bảo được nguồn không khí mát và sạch lan tỏa trong toàn bộ khu vực nhà xưởng được thiết kế.
  • Giúp tạo được một môi trường làm việc thoáng mát và thoải mái để làm việc từ đó giúp nâng cao công suất làm việc dẫn đến đảm bảo, nâng cao chất lượng của sản phẩm, khiến khách hàng hoàn toàn tin tưởng và an tâm đặt hàng và lựa chọn sản phẩm.
  • Hạn chế được vốn ban đầu đầu tư cho doanh nghiệp, tiết kiệm được chi phí điện năng, vận hành, bảo trì.
  • Hệ thống thông gió làm mát bằng hơi nước lắp đặt khá đơn giản, khách hàng có thể linh động được vị trí lắp đặt cho phù hợp với thiết kế và nhu cầu của doanh nghiệp.

Hệ thống thông gió nhà xưởng

Những hệ thống thông gió làm mát nhà xưởng phổ biến

1. Phương pháp làm mát nhà xưởng bằng áp suất âm

Áp dụng nguyên lý tạo áp xuất âm (hệ thống thông gió làm mát nhà xưởng đóng kín) được thiết kế và cấu tạo gồm 2 hệ thống chính như sau: hệ thống quạt hút công nghiệp và hệ thống làm mát bằng khung giàn lạnh Cooling Pad: Chúng nằm trong hệ thống làm mát nhà xưởng phổ biến nhất phù hợp cho các công trình kín như xưởng sản xuất kín cửa, phương pháp này cần sử dụng kết hợp quạt hút công nghiệp và tấm làm mát cooling pad, lắp đối diện ở 2 đầu hồi nhà xưởng. Không khí nóng và bụi bẩn bên trong nhà xưởng sẽ được hệ thống quạt hút công nghiệp hút ra bên ngoài, do sự thay đổi áp suất chênh lệch (không khí bên trong khi bị hút ra sẽ tạo áp xuất âm bên trong nhà xưởng đóng kín) không khí bên ngoài sẽ bị hút vào bên trong nhà xưởng, theo thiết kế sẽ đi qua hệ thống khung giàn lạnh cooling pad theo nguyên lý chênh lệch áp suất và trao đổi nhiệt, không khí bẩn sẽ được lọc bụi, được làm mát qua khung giàn lạnh đi vào trong nhà xưởng, trải đều toàn bộ nhà xưởng.

2. Phương pháp làm mát nhà xưởng bằng áp suất dương

Áp dụng nguyên lý tạo áp suất dương (hệ thống thông gió làm mát nhà xưởng mở cửa) : hệ thống làm mát này thiết kế phù hợp cho các xưởng sản xuất có không gian mở, diện tích lớn và nhiều máy sinh nhiệt, vị trí của người lao động cố định.

Đối với các hệ thống thông gió nhà xưởng sử dụng giải pháp này, được thiết kế sẽ dùng máy làm mát công nghiệp (thiết kế thu nhỏ của hệ thống làm mát nhà xưởng đóng kín)  để lấy không khí tự nhiên bên ngoài, sau đó máy làm mát công nghiệp hút không khí qua bộ lọc và giải nhiệt bằng nước bằng máy làm mát công nghiệp, sau đó thông qua các kênh dẫn gió bằng hệ thống ống dẫn đến các vị trí muốn làm mát. Với thiết kế vị trí lắp đặt máy làm mát phù hợp và tính toán lưu lượng theo tiêu chuẩn thông gió làm mát, toàn bộ tất cả các vị trí yêu cầu sẽ được làm mát với lưu lượng gió và nhiệt độ cũng như độ ẩm phù hợp. Khi đó áp suất không khí trong nhà xưởng sẽ là áp suất dương, theo nguyên lý về chênh lệch áp suất, thể tích khối lượng không khí cũ sẽ bị đẩy ra ngoài thay vào đó là nguồn không khí mát và sạch, độ ẩm được kiểm soát.

3. Giải pháp thông gió tự nhiên

Giải pháp thông gió làm mát tự nhiên áp dụng nguyên lý lấy nguồn gió tươi tự nhiên ngoài trời bằng các thiết kế nhà xưởng như lắp nhiều cửa chính và cửa sổ, hệ mái che thiết kế khoảng hở thông gió giúp trao đổi nhiệt. Phương pháp này có ưu điểm tiết kiệm được chi phí cho mục đích thông gió làm mát nhà xưởng, lấy được nguồn gió tự nhiên. nhược điểm là không thể giúp nhà xưởng thông thoáng tuyệt đối theo quy chuẩn, không khí bị ảnh hưởng do các nguồn không gian bao quanh như bụi bẩn và khí độc.

4. Thông gió nhà xưởng bằng quạt thông gió mái

Áp dụng phương pháp lắp đặt quạt thông gió công nghiệp trên hệ thống mái che nhà xưởng, quạt được lắp theo chiều hút hoặc thổi nhằm mục đích hút hoặc cấp gió vào trong không gian nhà xưởng.

Phương pháp này có ưu điểm là kiểm soát được lưu lượng không khí cấp hoặc hút theo ý đồ thiết kế thông gió làm mát nhà xưởng. Nhược điểm của phương pháp này là phải hiểu được nguyên lý thiết kế hệ thống thông gió, phát sinh chi phí điện năng cũng như chi phí lắp đặt các chi tiết của hệ quạt trên mái, ảnh hưởng đến thiết kế mái và độ bền của mái che nhà xưởng.

5. Thông gió cho nhà xưởng bằng quạt công nghiệp di động

Phương pháp thông gió làm mát bằng hệ quạt công nghiệp di động hoặc các loại máy làm mát di động là thiết kế dùng các loại quạt công nghiệp trên chân đế có thể di chuyển đến các vị trí cần thông gió và làm mát.

Quạt công nghiệp di động
Quạt công nghiệp di động cũng là phương án được nhiều doanh nghiệp sử dụng.

Ưu điểm là chủ động trong thiết kế thông gió giúp cảm nhận trực quan hơn vì vị trí quạt được tiếp cận gần hơn, thay đổi tác dụng hút hoặc thổi luồng không khí nhanh chóng. Nhược điểm là chiếm không gian hoạt động của nhà xưởng, thiết kế lắp đặt chi phí cũng ở mức tương đối.

6. Thông gió nhà xưởng bằng quạt công nghiệp gắn tường

Phương pháp thông gió làm mát này thiết kế với lưu lượng không khí tiêu chuẩn được tính toán cấp hoặc thoát qua sự tác động của hệ thống quạt công nghiệp lưu lượng lớn lắp đặt trên tường hoặc vách đứng của nhà xưởng.

Uu điểm là thể hiện rõ ràng hiệu quả của hệ thống thông gió qua tác động của lưu lượng không khí thay đổi chủ động và tác động trực tiếp đến cảm nhận của người lao động. Nhược điểm là phát sinh chi phí điện năng tương đối cao vì hệ thống hoạt động đồng loạt và liên tục

7. Thông gió nhà xưởng bằng tấm cooling pad

Phương pháp thông gió làm mát này thiết kế với hệ thống tấm trao đổi nhiệt cooling pad kết hợp với giàn mưa tưới ướt tấm cooling pad có vách ngăn gợn sóng. Ưu điểm của thiết kế này giúp không khí đi qua tấm cooling pad được trao đổi nhiệt độ với nước giúp làm mát và giữ được bụi bẩn. nhược điểm là hệ thống được thiếp kế lắp đặt tương đối phức tạp để có được hiệu quả tối ưu nhất, chi phí đi kèm cũng phát sinh ở mức tương đối so với các hệ thống khác.

8. Thông gió nhà xưởng bằng hệ thống điều hòa chiller

Phương pháp thông gió làm mát bằng hệ thống điều hòa chiller hay được biết đến rộng rãi áp dụng cho cả các thiết kế dân dụng mà chúng ta được biết đến là máy lạnh. Thiết kế này cũng được áp dụng cho nhà xưởng nhưng ở thiết kế không gian nhỏ như văn phòng và các phân xưởng cần mức nhiệt độ thấp nhưng độ ẩm không cao.

Ưu điểm của hệ thống này là chủ động thiết kế nhiệt độ theo ý đồ thiết kế, kiểm soát được nhiệt độ cũng như độ ẩm, hệ thống lắp đặt hoàn thiện với độ mỹ thuật cao. Nhược điểm của hệ thống là chi phí cao nhất trong các phương pháp thiết kế thông gió làm mát nhà xưởng, hệ thống lắp đặt phức tạp, điện năng tiêu thụ lớn cũng như chi phí vận hành sửa chữa bảo trì nằm ở mức cao. Vì vậy khi lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng bằng hệ thống điều hoà Chiller quý khách phải tìm được đơn vị chuyên nghiệp & có kinh nghiệm.

Quy trình thi công lắp đặt thông gió nhà xưởng

  • Tiếp nhận thông tin từ khách hàng: Khách hàng có nhu cầu lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng sẽ đưa ra yêu cầu, chúng tôi tiếp nhận và tiến hành khảo sát và ghi lại đặc điểm thực tế của công trình.
  • Lên thiết kế, dự toán báo giá: Dựa vào báo cáo sau khảo sát để phác thảo, xây dựng bản vẽ, dự toán lắp đặt hệ thống thông gió. Gửi báo giá cho khách hàng
  • Thi công lắp đặt hệ thống thông gió: Tiến hành thi công hệ thống thông gió
  • Đo đạc, hiệu chỉnh để nghiệm thu công trình: Sau khi lắp đặt hệ thống thông gió, kỹ sư giám sát tiến hành đo đạc, hiệu chỉnh lại các chi tiết để đạt được sự chính xác
  • Nghiệm thu công trình: Dự án hoàn tất quá trình lắp đặt và vận hành thử, đơn vị thi công tiến hành bàn giao để khách hàng nghiệm thu.
  • Bảo hành bảo trì: Theo dõi và hỗ trợ các vấn đề phát sinh khi đưa vào sử dụng

Để được tư vấn chuyên sâu và báo giá dịch vụ tốt nhất, quý khách vui lòng liên hệ với TTME theo:

Toàn Thắng Machinery & Engineering

Số 15-BT3, đường Nguyễn Quyền, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh
ttme@gmail.com
Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
Fill out this field

Dịch vụ liên quan

Số điện thoại
Zalo